Booking hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Booking là một thủ tục quan trọng trong quy trình vận tải đường biển đối với hàng xuất khẩu, là việc chủ hàng đặt chỗ với hãng tàu để hãng tàu cấp vỏ container (container rỗng) để đóng hàng và chừa chỗ xếp container hàng cho chủ hàng
Thông thường khách hàng (người xuất khẩu, người nhập khẩu) sẽ lấy booking từ các forwarder. Trường hợp ít hơn thì lấy trực tiếp từ hãng tàu. Câu hỏi các bạn hay đặt ra cho Phú Xuân đó là tại sao người xuất khẩu lại không tự book tàu mà lại thông qua forwarder để mất thêm chi phí trung gian, Phú Xuân với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vận tải xin giải đáp như sau:
1. Tiết kiệm chi phí về nhân sự
Sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải của các forwarder mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Lợi ích đầu tiên phải kể đến khi doanh nghiệp lựa chọn tìm đến dịch vụ forwarding đó là giảm chi phí đầu tư và giảm giá cước bởi vì doanh nghiệp không phải tốn chi phí đầu tư cho nhân viên lo liệu về viêc đặt chỗ ở hãng tàu. Ngoài ra, các forwarder là những người có mối quan hệ tốt với hãng tàu, họ có một số lượng hàng lớn và thường xuyên nên giá cước họ lấy được từ hãng tàu sẽ tốt hơn rất nhiều do với giá cước mà các doanh nghiệp trực tiếp lấy từ hãng tàu. Trong khi đó, những khách hàng có số lượng hàng nhỏ, lẻ không dễ tiếp cận và mặc cả với hãng tàu, và vì vậy, họ tìm đến bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cũng như tối thiểu hóa chi phí cho họ.
2. Tối thiểu hóa các rủi ro trong các trường hợp hàng rớt tàu, hàng không được thông quan,...
Việc sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải từ các forwarder còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận tải lưu thông hàng hóa bởi các forwarder là các tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải chuyên nghiệp, có đội ngũ nhân viên nghiệp vụ chuyên môn cao và được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cũng như có đủ các mối quan hệ làm ăn cần thiết để đảm bảo quá trình vận tải hàng hóa được diễn ra một cách suôn sẻ và nhanh chóng.
3. Tiết kiệm thời gian khi khách hàng chỉ cần chuẩn bị hàng và thanh toán cước phí.
Tìm đến các forwarder còn giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian cũng như công sức vào việc giao nhận vận tải hàng hóa. Doanh nghiệp sẽ không phải quá lo lắng về các thủ tục rắc rối, phức tạp cũng như những rủi ro xảy ra trong quá trình làm hàng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quyết định chọn forwarder thì cũng nên chọn những forwarder chuyên tuyến và có uy tín trong ngành để đảm bảo lô hàng của mình sẽ đến tay khách suôn sẻ và không phát sinh bất cứ phụ phí nào.
Booking là công việc khá dễ dàng. Điều quan trọng là bạn phải chọn được hãng tàu với giá hợp lý và kịp thời vận chuyển hàng hóa.
Theo đó, dựa trên giá và yêu cầu đặt chỗ (Booking Request) của khách thì nhân viên kinh doanh gửi yêu cầu tới hãng tàu để đặt chỗ.
MẪU BOOKING TÀU HẢI AN
Nếu yêu cầu được chấp nhận, hãng tàu sẽ gửi xác nhận tới cho bộ phận kinh doanh bằng cách gửi booking hay còn gọi là lệnh cấp container rỗng. Trong đó, lệnh cấp container rỗng cần chứa những thông tin cần thiết sau:
– Số Booking
– Tên tàu
– Cảng xếp hàng (Port of Loading) và cảng dỡ hàng (Port of Delivery)
– Cảng chuyển tải (Port of Discharge) (nếu có)
– Bãi duyệt lệnh cấp container rỗng
– Giờ cắt máng (Closing time)
Khi có booking của hãng tàu, nhân viên kinh doanh gửi lại cho khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
Trong trường hợp khách hàng thuê một bên Forwarder để làm dịch vụ hải quan và vận chuyển nội địa thì cần gửi lại cho công ty lệnh cấp container và thông tin lô hàng. Sau đó, bên công ty Forwarder sẽ theo dõi và phối hợp với khách hàng để đưa container rỗng về đóng hàng. Khi hàng hóa được đóng xong thì vận chuyển ra cảng để tiến hàng làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho lô hàng.
Quy trình lấy booking hàng hóa xuất nhập khẩu
Bước 1: Sau khi chốt lịch xuất hàng, nhà xuất khẩu gửi yêu cầu lấy booking bao gồm các thông tin của lô hàng như sau:
– Cảng đi, cảng đến
– Số lượng, loại cont
– Ngày dự định đi, yêu cầu về chỗ cấp cont rỗng- hạ cont, về free time cảng đi, cảng đến…
Bước 2: Sau khi hãng tàu kiểm tra chỗ và đồng ý cấp booking. Họ sẽ gửi Booking và Packing List theo form của hãng.
Bước 3: Duyệt lệnh tại văn phòng của hãng tàu sau đó lấy container rỗng đóng hàng.
Mong rằng chia sẻ về Booking hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về hình thức đặt trước trong mua bán quốc tế và nhận thấy được sự khác biệt so với booking trong nước.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về làm Booking hàng xuất nhập khẩu . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0967.608.778 - 0911.93.52.68 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.