CÁCH TÍNH CƯỚC ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Email:phuxuan.hcm@gmail.com

Hotline: 0911.93.52.68 - 0967.608.778

CÁCH TÍNH CƯỚC ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

I. Cước phí và phụ phí vận chuyển hàng nội địa bằng đường biển

   Cước phí của hàng gửi đi nội địa bằng đường biển

    + Cước biển (O/F): Cước vận chuyển đường biển chưa bao gồm các phụ phí

    + Các phụ phí của hàng nội địa:

  • D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng
  • Cleaning fee: Phí vệ sinh
  • Lift on/ lift off: Phí nâng hạ container
  • Seal: phí chì niêm phong
  • LSS: phí giảm thải
  • BAF: phí nhiên liệu

II. Cách tính cước đối với các mặt hàng vận chuyển bằng đường biển

   1. Đối với hàng FCL (hàng nguyên container)

Những Đơn vị tính phí của hàng FCL thường tính trên đơn vị container hoặc Bill hoặc shipment. Vì  thế  khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau:

  • Với những chi phí tính trên container ta lấy giá cước x số lượng container
  • Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment thì ta lấy giá cước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó

Ví dụ: 1 Lô hàng xuất FCL từ HCM – TOKYO, 3 x 20DC

Chi phí của lô hàng như sau:

Chi phí đơn vị Chi phí đơn vị Tổng chi phí
OF: Usd30/cont20 30×3= 90
THC: Usd120/cont20 120×3 = 360
Bill: Usd40/Bill 40×1=40
Seal: Usd9/cont 9×3=27
AFR: Usd35/Bill 35×1=35
Total:   90+360+40+27+35 = 552USD

   2. Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

   + Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính:

  • Trọng lượng thực của lô hàng ( được cân – đơn vị tính: KGS)
  • Thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng – đơn vị tính: CBM)

   + Sau đó tiếp tục đi đến công thức:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS
  • 1 tấn >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Từ công thức trên, các doanh nghiệp có thể tính toán trước giá cước vận chuyển hàng hóa của mình để dự trù trước chi phí.

VD: 1 lô hàng lẻ xuất với trọng lượng hàng: 1000kgs, kích thước hàng: 1.5 x2x1 (m), từ HCM  – BUSAN

  • Thể tích của lô hàng: 1.5x2x1 = 3CBM

Ta thấy 1 Tấn: 3CBM >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Chi phí của lô hàng như sau:

Chi phí đơn vị Chi phí đơn vị Tổng chi phí
OF: Usd1/CBM 1×3=3
THC: Usd7/CBM 7×3=21
EBS: Usd6/CBM 6×3=18
CFS: Usd9/CBM 9×3=27
BILL: Usd35/Bill 35×1=35
Total:   3+21+18+27+35=104USD

III. Các lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  • Tuyệt đối không vận chuyển mặt hàng cấm như thuốc phiện, động vật và các loại chế phẩm từ động vật quý hiếm. Các mặt hàng khi đưa vào container đều được nhà vận chuyển kiểm tra chính vì thế rất dễ phát hiện hàng cấm.
  • Lựa chọn một công ty vận tải đường biển nội địa uy tín và chuyên nghiệp là điều cần thiết cho công việc của bạn. Những công ty như vậy sẽ có những hoạch định giúp bạn giảm tối thiểu thời gian cũng như các thủ tục nhanh gọn hơn.
  • Hãy kiểm tra kỹ các thông tin trong hợp đồng, nếu cần thiết nên mua bảo hiểm cho hàng hóa để tránh tình trạng hàng bị hư hỏng, sự cố mà lỗi phát sinh từ phía nhà vận chuyển
  • Tùy thuộc vào mặt hàng và khối lượng mà lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa sao cho phù hợp. Vì mỗi hình thức vận chuyển sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.
  • Chi phí vận tải đường biển quốc tế cần được tham khảo trước. Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline hoặc so sánh giá của các nhà vận chuyển để biết được đâu là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
  • Hợp đồng liên quan rất nhiều tới quyền lợi của bạn, trước khi đặt bút ký hãy đọc hết các điều khoản để tránh việc thiệt thòi cho bạn.
  • Việc mua bảo hiểm trong quá trình vận tải bằng đường biển rất quan trọng, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tránh được tình trạng phát sinh trong quá trình vận chuyển. Công ty bảo hiểm sẽ đền bù thiệt hại cho bạn khi xảy ra sự cố.

IV. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  • Hợp đồng vận chuyển đường biển là văn bản bao gồm các nội dung liên quan đến việc ký kết, thỏa thuận giữa người cần vận chuyển và đơn vị vận chuyển. Theo đó người được thuê vận chuyển có nghĩa vụ bảo vệ và chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận cho người nhận hàng và người thuê vận chuyển phải trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên đơn vị vận chuyển.
  • Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên, người vận chuyển có quyền kiểm tra trước hàng hóa khi tiến hành kí kết hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại hàng hóa, phải giao đúng hàng, đúng thời gian, địa điểm cho người có quyền nhận hàng, người gửi hàng cần phải trả tiền cho dịch vụ vận tải hàng hóa khi có yêu cầu.
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là văn bản có hiệu lực nhất để đem ra giải quyết các vấn đề bất đồng giữa các bên khi có xảy ra tranh chấp, bao gồm cả các điều khoản liên quan tới đền bù thiệt hại hàng hóa khi gặp hư hỏng, mất mát.
  • Dựa vào những điều khoản và nội dung ở hợp đồng, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng thỏa thuận. Khi có vấn đề gì không may xảy ra, văn bản này có thể được đem ra pháp luật cho việc phân định đúng sai.

Để được tư vấn cụ thể về các chuyến hàng gửi đi bằng đường biển như thế nào, lịch trình ra sao. Và giá cước tốt nhất cho một chuyến hàng, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi - Công Ty CP Đầu Tư Và Phát Triển Hàng Hải Phú Xuân.

Zalo
Hotline